Những giây phút đầu tiên sau va chạm nghiêm trọng là rất quan trọng và có thể có ý nghĩa quyết định trong việc cứu sống một con người.
Gọi cấp cứu
Bạn hãy để ý xem và biết chắc rằng ai đó đã gọi xe cấp cứu. Đừng cho rằng điều đó là đương nhiên. Thường sau vụ va chạm mọi người đều bị shock, và thật khó để có quyết định rõ ràng hay có hành động phù hợp được.
Bấm 115 và gọi xe cấp cứu. Tổng đài sẽ hỏi bạn cả tá câu hỏi để có thông tin cần thiết và bảo đảm trợ giúp trên đường.
1. Địa chỉ chính xác của vụ tai nạn là gì? Họ có thể hỏi bạn con đường gần đó nhất. Nếu bạn không biết mình đang ở đâu, hãy tìm xem có cái gì làm cột mốc được không hoặc hỏi ai đó.
2. Số điện thoại bạn đang dùng để gọi cấp cứu là gì? Điều đó đôi khi quan trọng khi họ cần gọi lại để có thêm thông tin.
3. Có chuyện gì vậy, hãy nói cho tôi biết chính xác chuyện gì đã xảy ra? Hãy cố gắng càng rõ ràng, chi tiết càng tốt.
4. Nạn nhân khoảng bao nhiêu tuổi?
5. Họ còn tỉnh không?
6. Họ còn thở không?
Chờ xe cấp cứu
Đây là lúc bạn nên tranh thủ thời gian xem xét vụ va chạm, xem xem có mối đe dọa tiềm ẩn nào không và giúp người bị thương.
Trước tiên, hãy nhớ tới an toàn của bạn – bạn sẽ không giúp được ai nếu bạn cũng đang bị đau. Vì thế cẩn trọng nhìn quanh xem có cái gì có thể khiến bạn và mọi người quanh khu vực tai nạn bị thương hay không.
Một vài hiểm nguy thường gặp trong các vụ tai nạn giao thông:
- Rò xăng.
- Túi khí không được kích hoạt.
- Các xe khác.
- Động cơ vẫn đang chạy.
Nếu an toàn, bạn nên đỗ xe vào chỗ cho phép, kéo phanh tay và tắt động cơ.
Giúp người bị thương
Trước tiên, hãy trấn an người bị thương rằng xe cấp cứu đang đến.
Trong hầu hết mọi trường hợp, tốt nhất là không rời người bị thương ra khỏi chỗ họ đang nằm.
Trong trường hợp cần di chuyển người bị thương, lưu ý là đó là khi có mối nguy hiểm khác như họ nằm ngay giữa lòng đường đi lại. Khi đó, phải vô cùng thận trọng với phần xương gãy và nhớ đừng khiến họ phải vặn lưng hoặc cổ.
Nếu họ đang đội mũ bảo hiểm, hãy gạt tấm chắn lên, nhưng tốt nhất không động vào trừ phi nạn nhân nôn mửa hoặc ngừng thở. Nếu buộc phải tháo mũ bảo hiểm, hãy cùng ai đó nâng cổ và đầu, rồi người kia nhẹ nhàng kéo mũ ra khỏi đầu từ phía sau -- thật cẩn thận, nhớ đừng vặn hoặc xoay đầu họ.
Khi xe cứu thương đến
Trong xe bao giờ cũng có các bác sỹ y tá đã được đào tạo để cung cấp các can thiệp y dược cần thiết trước khi và trong quá trình đưa nạn nhân về bệnh viện. Đó cũng là khoảng thời gian có ý nghĩa sống còn đối với nạn nhân.
Thông thường, trong các vụ va chạm tốc độ cao, các nhân viên cứu thương sẽ đề xuất đưa nạn nhân đến bệnh viện để được kiểm tra tổng thể.
Hy vọng với những kinh nghiệm trên, sẽ giúp các bác tài của chúng ta đã lái xe an toàn nay càng an toàn hơn.
Tham khảo thêm:
- Kinh nghiệm lái xe an toàn
- Kinh nghiệm chạy xe mùa mưa phùn
- Những điều lái xe nên tránh
- Khi nào thì không nên lái xe?
- 4 kiểu ngồi gây mệt mỏi
- Thắt dây an toàn khi lái xe, việc đơn giản - an toàn cao
- Giải pháp an toàn phòng xe cháy
- Xử lý tình huống khi có tai nạn
- Cách loại bỏ điểm mù trong gương chiếu hậu
- Những gợi ý để lái xe ôtô an toàn trong mưa
- 9 mẹo bảo vệ xế hộp và tiết kiệm nhiên liệu
- Phun xăng điện tử, cách giữ gìn hiệu quả
- Điều hòa xe ôtô, những điều có thể bạn chưa biết
- Kỹ thuật lái xe giỏi
- 20 kỹ năng lái xe cần biết (phần 1)
Người gửi / điện thoại
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE Ô TÔ THÀNH CÔNG
Địa chỉ: 582 đường 3/2, phường 14, quận 10, tp.HCM
Điện thoại: 08.62920707 gặp Tú - Bộ phận ghi danh
Phòng tuyển sinh và đào tạo
Hotline: 0937.85.9665